Đề tài Giải pháp tạo môi trường trong lớp học theo bộ tiêu chí lấy trẻ làm trung tậm ở lớp Lá 1 tại Trường Mầm non Tràm Chim năm học 2018-2019

         1. Thế nào là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm?

– Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ – tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.

– Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công. Mỗi trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua vui chơi.

– Để thực hiện được việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên cần: Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi, vì vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, đóng vai, tưởng tượng và tương tác với bạn bè. Xây dựng kế hoạch giáo dục dựa trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm; kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ.

          2. Thực trạng môi trường trong lớp học ở lớp Lá 1 tại Trường Mầm non Tràm Chim năm học 2018 – 2019

Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non.

Từ năm học 2017- 2018 nhà trường đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi thiết kế môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Tuy nhiên đến năm học 2018 – 2019 nhà trường tiếp tục duy trì mô hình trên nhưng thời gian thực hiện một số nhóm lớp vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

– Thiết kế một số góc chưa phù hợp, chưa làm nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động, giáo viên chưa có đủ thời gian khi thiết kế.

– Bố trí sắp xếp lại các kệ còn bị gò bó, bị giới hạn trong không gian hạn hẹp của nhóm lớp.

– Đồ dùng, đồ chơi chưa phù hợp với trẻ, chưa đảm bảo đầy đủ cho trẻ hoạt động. Đa số trẻ chưa được mạnh dạn, chưa có sáng tạo nhiều trong khi tham gia thiết kế cùng cô và bạn.

– Giáo viên còn làm thay trẻ, chưa cho trẻ tư duy suy nghĩ. Trong lớp còn một số trẻ hiếu động, chưa tập trung và không thích tham gia vào các hoạt động thiết kế.

          3. Nguyên nhân

– Do giáo viên chưa có thời gian nghiên cứu đầu tư sâu, áp dụng các tiêu chí thiết kế, ngại thay đổi sợ trẻ làm không được. Giáo viên có gia đình, không có thời gian khi thiết kế nên chưa đảm bảo phù hợp với trẻ.

– Thời gian tổ chức các hoạt động đôi khi chưa đảm bảo còn ít nên giáo viên chưa cho trẻ thời gian suy nghĩ tư duy nhiều.

– Còn e ngại chưa mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu để sắp xếp lại các kệ cho phù hợp, trang bị thêm đồ dùng đồ chơi nhằm tạo không gian rộng  và có nhiều đồ chơi để thiết kế phù hợp phong phú hơn.

– Trẻ mới đến lớp lần đầu nên chưa tiếp xúc chơi nhiều các đồ chơi, chưa biết cách chơi nên khi tham gia hoạt động trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động. Trẻ đã quen nề nếp ở nhà được cha mẹ nuông chiều nên chưa chịu tham gia hoạt động thiết kế mà chỉ chơi theo ý thích của trẻ.

           4. Giải pháp tạo môi trường trong lớp học theo bộ tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Tràm Chim

Giải pháp 1: Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và dành thời gian để xây dựng kế hoạch thiết kế môi trường bên trong lớp học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

– Học hỏi kinh nghiệm từ bạn đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh trên mạng, lưa chọn nguyên vật liệu, hình ảnh phù hợp để trang trí nhóm lớp của mình. Tham dự lớp tập huấn và được tham quan học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cũng như cách trang trí thiết kế môi trường bên trong và bên ngoài lớp học của các trường bạn.

– Đầu năm học nhà trường đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân lên kế hoạch riêng để trang trí nhóm lớp ngay từ đầu năm học nhằm tạo môi trường gần gũi, thu hút trẻ tham gia hoạt động cùng cô và bạn.

– Sắp xếp thời gian để làm nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động giúp trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm nhiều trong các hoạt động. Hợp tác, bàn bạc, thảo luận chia sẻ với giáo viên trong lớp để cùng nhau trang trí lớp cho phù hợp.

– Mạnh dạn đưa những ý tưởng mới, hình ảnh sáng tạo vào để cùng nhau trang trí sao cho nổi bật nhóm lớp và thu hút được trẻ. Ngoài ra có kế hoạch phối hợp cùng với phụ huynh để hỗ trợ nguyên vật liệu trong quá trình thiết kế như: Chai nhựa, chai sữa, vỏ kẹo,… để làm đồ dùng đồ chơi nhằm giúp trẻ hứng thú.

IMG_6495

IMG_0197

IMG_0196

IMG_7061

Giải pháp 2: Tham mưu với Ban giám hiệu sắp xếp và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và tạo môi trường cho trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau

– Đầu năm tôi nhận lớp và khảo sát xem lớp sắp xếp các kệ chưa phù hợp nên tôi mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu để sắp xếp lại các góc và bắt những kệ vào tường bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi để kịp thời trang trí cho trẻ hoạt động. Đồng thời tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học được đầy đủ hơn.

– Môi trường bên trong lớp học: Tạo ra môi trường đa dạng phong phú, đầy màu sắc mang tính nghệ thuật về thiên nhiên, xã hội và con người xung quanh trẻ. Làm nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau về hình dáng, màu sắc, mua sắm, sưu tầm nhiều sách báo, truyện tranh đặc biệt là truyện tranh và truyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo chủ đề, sắp xếp đồ dùng đồ chơi phù hợp thuận tiện cho trẻ dễ lấy và sử dụng nhằm gây hứng thú, kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động chơi.1536817932743

IMG_6519

Môi trường bên trong lớp học

Chẳng hạn như môi trường phải có đủ màu sắc, thiết kế các góc chơi phù hợp diện tích lớp, độ tuổi, Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn, đảm bảo an toàn cho trẻ. Sản phẩm của cô và của trẻ, phong phú về thể loại như vẽ, nặn, xé dán, cắt dán. Đồ dùng, đồ chơi trong các góc phải phong phú về thể loại: Tự làm, mua sẵn, hột, hạt, len, vải vụn…để khuyến khích trẻ trải nghiệm.

– Trang trí góc theo chủ đề: Ở chủ đề Trường mầm non, giáo viên cắt, dán hoặc sưu tầm hình ảnh về trường mầm non để trang trí lớp, khuyến khích giáo viên tự làm hoặc sưu tầm các hình ảnh về chủ đề trường mầm non từ tranh, ảnh, sách báo, để làm phong phú hơn chủ đề của lớp và cho trẻ làm cùng cô.

IMG_6511

IMG_6607

Giáo viên và trẻ cùng thiết kế các góc

– Trang trí góc trưng bày sản phẩm: Lựa chọn vị trí phù hợp trang trí sao cho trẻ tự mình treo được sản phẩm của mình, sản phẩm được treo dễ nhìn thấy và phải lưu giữ được lâu.

– Tạo các góc hoạt động trong lớp: Thiết kế các góc hoạt động sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động.

IMG_6602

IMG_6513

Giáo viên và trẻ cùng sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc

Giải pháp 3: Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động cùng cô

– Tạo môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở, thân thiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động của lớp. Đối với những trẻ thụ động khuyến khích trẻ chơi bằng cách cô nhập vai chơi cùng trẻ.

– Cho trẻ tự tìm và lựa chọn đồ chơi ở góc mình chơi. Giáo viên chỉ cần gợi mở để trẻ triển khai các hoạt động chơi cùng bạn trong góc.

– Gợi mở, khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại với các góc chơi làm cho nội dung chơi thêm phong phú. Trong quá trình hoạt động phải bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn trọng ý thích cá nhân, không áp đặt trẻ.

– Tạo cơ hội cho tất cả trẻ được chơi và hoạt động nhóm trong khi tham gia chơi cùng bạn. Động viên khuyến khích trẻ, giúp trẻ trong khi chơi.

IMG_0193

IMG_0179

Trẻ được trải nghiệm học chữ cái vá học toán

       5. Hiệu quả đạt được

– 100 % trẻ hứng thú và tích cực tạo ra nhiều đồ chơi, lớp học được trang trí phù hợp, các góc được di chuyển theo ý của trẻ, trẻ có thể tự trang trí, thiết kế sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc gọn gàng, phù hợp với chủ đề.

– Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin trong khi tham gia hoạt động, giúp trẻ trong lớp thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và có ý thức tập thể. Kết quả đạt được từ đầu năm học đến tháng 3/2019 như sau:

 

STT

 

Nội dung

Kết quả
Đầu năm (Tháng 9/2018) Đến tháng 3/2019 So sánh tăng (+),

giảm (-)

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1 Cách bố trí các góc phù hợp 3/5 60 5/5 100 + 40%

(2/5)

2 Tận dụng các mảng tường 7/12 58,3 12/12 100 + 41,7% (5/12)
3 Làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc 2/5 40 5/5 100 + 60% (3/5)
4 Các góc mang tính gợi mở cho trẻ 1/5 20 5/5 100 + 80% (4/5)
5 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 25/34 73,5 33/34 97,1 + 23,6%

(8/34)

– Bản thân có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn, bố trí trang trí môi trường bên trong lớp học nhằm tạo môi trường trong lớp gần gũi, thu hút và an toàn với trẻ giúp trẻ hứng thú, chủ động khi tham gia hoạt động cùng cô và bạn. Kết quả đạt giải Nhất của Hội thi trang trí nhóm lớp đầu năm học.

– Phụ huynh nhiệt tình phối hợp tìm kiếm nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Đặc biệt phụ huynh biết tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi, biết cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở nhà để trẻ được khám phá theo khả năng của trẻ.

Với giải pháp tạo môi trường lớp học theo bộ tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm ở lớp Lá 1 tại Trường Mầm non Tràm Chim được nhân rộng áp dụng tại đơn vị mang lại hiệu quả cao trong năm học 2018-2019 và được nhân rộng cho các trường Mầm non – Mẫu giáo trong Huyện.

Võ Thị Diễm – Giáo viên Tường MN Tràm Chim