Nguyên nhân và cách phòng tránh ngạt, tắc đường thở cho trẻ

  1. Thế nào là ngạt, tắc đường thở?

Ngạt, tắc đường thở là tình trạng không thở được do bất kỳ một vật gì đó gây cản trở không cho không khí qua được mũi và miệng. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên thường bị tình trạng ngạt, tắc đường thở nhiều nhất. Nếu  trẻ không được cấp cứu kịp thời thì chỉ sau 3 phút trẻ có thể bị di chứng não suốt đời và chỉ trong vòng 5 phút trẻ có nguy cơ bị tử vong.

  1. Nguyên nhân gây ngạt, tắc đường thở ở trẻ

Có 3 nguyên nhân chính gây ngạt, tắc đường thở ở trẻ: Do bất cẩn của người lớn, do trẻ và do đặc tính của đồ chơi.

      2.1 Nguyên nhân do bất cẩn của người lớn

Chúng ta khi nấu thức ăn không nin nhừ, không gỡ hết xương, ăn hoa quả không bỏ hết hạt. Cho trẻ ăn khi trẻ ngủ gật, đang khóc, đang nô đùa, bịt mũi để trẻ nuốt. Khi cho trẻ uống thuốc cả viên. Thói quen của chúng ta thường cho trẻ vừa xem ti vi vừa ăn. Ngoài ra còn cho trẻ chơi những đồ chơi nhỏ mà không bao quát được như: Hòn bi, đồng xu, cúc áo.

        2.2 Nguyên nhân do trẻ

Sự hiểu biết của trẻ còn hạn chế và do thói quen trẻ thường ngậm đồ chơi, thức ăn hoặc vừa chơi vừa ăn.

        2.2 Nguyên nhân do đặc tính của đồ chơi 

Do đặc tính của đồ chơi: Như chúng ta biết các loại đồ chơi thường có những chi tiết nhỏ và tròn như hạt cườm, hòn bi, đồng xu, ghim kẹp… có thể gây ra ngạt, tắc đường thở cho trẻ.

       3. Các loại ngạt, tắt đường thở ở trẻ

       3.1 Dị vật đường ăn

* Triệu chứng khi trẻ bị dị vật đường ăn: Đang ăn trẻ ngừng ăn, sợ hãi, lo lắng, khóc. Trẻ có thể nuốt vào hoặc khạc ra.

* Cách xử lý khi trẻ bị dị vật đường ăn:

+ Đưa trẻ đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để gắp dị vật ra.

+ Không cho trẻ cố nuốt hoặc cố khạc dị vật ra vì có thể làm cho dị vật cắm sâu thêm hoặc gây rách thực quản. Không dùng bắt cứ các biện pháp gì để lấy hoặc đẩy dị vật hoặc dùng các biện pháp mẹo.

+ Nếu dị vật xuống dạ dày, ruột cần đưa trẻ tới bệnh viện để chụp X.quang và theo dõi tại bệnh viện.3.do thuc an         3.2. Dị vật đường mũi

         – Dị vật mũi thường phát hiện rất muộn, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại những di chứng ở  mũi. Phát hiện khi thấy mũi trẻ có mùi hôi, chảy nước mũi, ngạt mũi một bên.

– Cách xử lý khi bị dị vật đường mũi:

+ Nếu phát hiện ngay trẻ mới nhét dị vật vào mũi có thể dùng biện pháp sau:Bịt lỗ mũi bên kia bằng cách ấn nhẹ sau cánh mũi, sau đó hướng dẫn trẻ thở ra nhẹ nhàng để đẩy dị vật ra ngoài. Không hít vào quá nhanh và mạnh. Nếu dị vật nhỏ và nông có thể bắn ra ngoài.

+ Đưa trẻ tới chuyên khoa tai mũi họng để gấp dị vật ra. Nhỏ mũi bằng thuốc kháng viêm phòng bội nhiễm.

Lưu ý: Không tự ý dùng bất cứ dụng cụ nào để khều, gắp dị vật vì có thể làm tổn thương cấu trúc mũi và đẩy dị vật vào sâu bên trong.

      3.3 Dị vật đường thở

– Dị vật đường thở nguy hiểm đến tính mạng, có thể tử vong sau 5-10 phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân gây ra là:

– Trẻ sặc thức ăn, thức uống trong miệng do: Trẻ khóc khi đang ăn (uống). Trẻ đùa giỡn trong lúc ăn (uống). Thường dị vật là sữa bột, xương, hạt trái cây, thuốc uống.

– Trẻ bị các vật lạ rơi vào đường thở do trẻ ngậm các vật này và đùa giỡn gây sặc: viên bi, nút áo…

* Triệu chứng khi trẻ bị dị vật đường thở: Trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên bị ho sặc sụa, khó thở dữ dội, ráng sức khi hít vào, mặt tím tái, vật vã, ngưng thở vã mồ hôi, tiểu và đại tiện ra quần. Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.

+ Trường hợp dị vật xuống phế quản: Khó thở từng lúc. Nghe phổi có tiếng lật phật cờ bay.

+ Trường hợp dị vật xuống phổi: Triệu chứng ổn định trong khoảng 3-5 ngày. Sau đó xuất hiện triệu chứng của viêm phổi: Ho, sốt, khó thở, tức ngực. Chụp X.quang thấy xẹp phổi.

– Cách xử lý khi trẻ bị dị vật đường thở: Trường hợp nếu trẻ không khó thở: Chuyển bé đến ngay bệnh viện để được soi gắp dị vật. Khi chuyển nên để bé ở tư thế ngồi hoặc mẹ bồng.

– Cách xử lý rường hợp trẻ khó thở, tím tái: Nếu trẻ có khó thở, tím tái phải tiến hành cấp cứu tại chỗ: Giúp tống dị vật ra ngoài. Hà hơi thổi ngạt nếu có ngưng thở, xoa bóp tim nếu trẻ ngưng tim. (tiến hành trước và trong khi giúp tống dị vật)

4. Cách giúp tống dị vật ra ngoài

* Đối với trẻ nhỏ khi bị dị vật đường thở thì chúng ta áp dụng phương pháp vỗ lưng và ấn ngực:

– Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay đầu thấp.

– Vỗ nhanh và mạnh vào lưng trẻ khỏang giữa 2 xương bả vai 5 cái.

– Nếu dị vật chưa được tống ra, trẻ còn khó thở thì để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào thượng vị, nhồi 5 cái để trẻ ho bắn dị vật ra và thở trở lại. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu ngưng tim).

* Đối với trẻ lớn: Dùng thủ thuật Heimlich

– Trường hợp trẻ còn tỉnh:

+ Cho trẻ nằm sấp trên đùi, đầu thấp, vỗ nhanh và mạnh vào lưng trẻ khỏang giữa 2 xương bả vai 5 cái.

+ Hoặc cho trẻ đứng đầu hơi cúi về phía trước, miệng há ra, người cấp cứu đứng phía sau trẻ, vòng 2 tay ra phía trước trẻ, 2 tàn tay nắm lại, chồng lên nhau đặt ở vùng thượng vị, đột ngột ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng tứ trước ra sau và từ dưới lên trên.

– Trường hợp trẻ không còn tỉnh: Đặt trẻ nằm ngữa, người cấp cứu qùy gối và đặt 2 bàn tay chồng lên nhau vùng dưới xương ức trẻ, đột ngột ấn mạnh và nhanh 5 lần.

– Trường hợp sau khi lấy dị vật, trẻ không thở lại được bình thường hoặc không thể lấy được dị vật ra, trẻ ngưng thở…thì cần làm hô hấp nhân tạo và nhanh chóng chuyển trẻ tới cơ sở y tế để soi gắp dị vật và vẫn tiếp tục hà hơi thổi ngạt trên đường chuyển đến bệnh viện.

          Lưu ý: Không nên dùng tay móc dị vật vì có thể làm cho dị vật di chuyển gây tắc đường thở.

So-cuu-dung-cach-di-vat-duong-tho-3763e

     Bước 1: Vỗ lưng                          Bước 2: Ấn ngực

so_cuu_abgk

            Thủ thuật Heimlich ở trẻ nhỏ

5. Phương pháp phòng tránh ngạt, dị vật ở trẻ

– Thường bị sặc trong khi bú sữa, ăn bột hoặc uống thuốc, vì thế: Đặt bé tư thế ngồi khi cho bé bú, không được để bé nằm ôm bình bú một mình. Không được dỗ trẻ đang khóc bằng việc ấn bình sữa vào miệng bé, rất dễ gây sặc. Khi trẻ đang la khóc hoặc cười không được đúc bột, cháo vào. Khi cho trẻ uống thuốc, đừng đổ vội vào miệng đứa bé đang giẫy khóc hay bịt mũi để trẻ há miệng ra để đúc thuốc.

– Nguyên nhân gây sặc là do trẻ tự bỏ vào miệng các loại thức ăn, đồ vật…Vì thế, người lớn nên tránh để các đồ chơi, các vật nhỏ trong tầm tay bé. Tập cho trẻ thói quen khôngđược ngậm bất cứ thứ gì trong miệng. Nếu thấy trẻ ngậm phải nhẹ nhàng lấy ra, không được làm trẻ sợ hít mạnh vào đường thở. Không cho trẻ ăn những thức ăn đễ rơi vào đường thở như các loại hạt, xương mà nên lọc vỏ. Không để trẻ nô nghịch, cười đùa khi ăn. Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là thuốc viên. Dạy trẻ không nên chơi trò dùng túi ni lông, chân, gối chụp lên đầu.

Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải để mắt tới trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Nên thiết kế cho trẻ một môi trường sống an toàn để chạy nhảy, chơi đùa. Tránh tuyệt đối những vật nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ. Chúng cùng chia sẻ thêm đến tất cả bậc cha mẹ có con trong độ tuổi mầm non nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng tránh ngạt, tắc đường thở cho trẻ và biết cách xử lý khi trẻ bị dị vật đường thở. Bên cạnh đó giúp trẻ có ý thức bảo vệ tốt bản thân. Thông điệp tôi muốn gửi đến quý phụ huynh và các cháu là “Hãy chung tay phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ”.

Người viết bài: Trần Thị Thúy Kiều – P.HT trường MN Tràm Chim